Liên hệ | Sitemap | Đăng ký | Đăng nhập

Giới thiệu về làng Hoạch Thôn

27-11-2022 08:10:31

Làng Hoạch Thôn được chia thành 6 cụm dân cư: từ cụm dân cư số 1 đến cụm dân cư số 6 thuộc xã Định Tăng, huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa. Làng Hoạch Thôn xưa kia còn gọi là làng Voọc hay bản Hoạch, bản Voọc. Là làng cổ có cách đây hàng ngàn năm, thuộc hệ thống tứ làng Bản của Bái Trại xã về phía mạn định thuộc tổng Trịnh xá, Phủ Thiệu Thiên, Chấn Thanh Hoa.

Làng Hoạch xưa là vùng đất nằm trên thiền Tây Nam của dòng sông Mạn Định. Sông Mạn Định là sông chảy tràn chủ yếu của mùa lũ lụt từ sông Mã, địa phận xã Định Long, Định Hải qua Định Tường - Định Tăng về sông Càu Chày. Khi mùa mưa, sông Chu lớn nước cũng bị dâng ngược, là vùng đất trù phú. Đất địa linh nhân kiệt, gắn với tên tuổi của đại quan triều đình: Đại Đại Hồng Đô Thái Úy Thượng đẳng thần. Minh linh Quang Thượng Tướng Trung đẳng thần là các mạnh quan triều Lý - Trần. Các nhà khoa bảng (ông nghè) thế kỷ 18 Thời: Lê Sơ, Lê Trung Hưng. Làng Hoạch xưa có nhiều di tích cổ: Cây đa giếng nước, đình làng, có phủ thờ đức Thánh cả, đức Thánh hai vị tướng. Ban thờ nhà bà “thờ mẫu”, khuôn viên rộng hàng chục mẫu đất (Nghinh môn -Tam quan ngũ cửa), trên trống dưới chiêng... do chiến tranh đã mai mọt, thất truyền nhiều tích sử của làng.

Danh giới, địa phận cổ xưa của làng Voọc, Vạc hay làng Hoạch Thôn (Theo Tên gọi Làng Hoạch) - Nghĩa hán là Cái Chảo, Cái vạc là vùng đất trũng, hội tự Thủy ngọc của các sông. Bên cạnh có một ngọn núi “Vạc” (theo Tài liệu Sở văn hóa Thanh Hóa phát hành - “Những nhà khoa bảng sứ thanh” - Nhà suất bản thanh Hóa - năm 2011) có dấu hiệu cho thấy mối liên quan giữa hai làng Vạc và làng Vọoc thuộc phần đất của huyên Yên Định. Thời Lê Trung Hưng ghi địa chỉ thông tin cho 7 Ông Nghè cách đây gần 300 thì Làng Hoạch và làng Ngọc Hoạch là một làng cỗ, xưa kia thuộc địa phận Bái Trại Xã –Tổng Trịnh –Yên Định Huyện. Địa giới của làng đến hết làng Ngọc Sơn là Làng Ngọc Hoạch (Thiệu Ngọc). Phần đất đến chân núi Mậu Sơn - đến làng Vạc - đến cây đa đồng bản. Địa danh làng thay đổi cách đây khoảng gần 300 năm, vào thời Lê Đình Kiên. Theo truyền thuyết kể lại: Vào đầu thế kỷ 18, làng Ngọc Hoạch có 7 vị đỗ Ông Nghè. Thời đấy, dòng sông Mạn Định và dòng Càu Chày lũ của hai sông lớn: sông Mã, sông Chu. Mỗi khi nước lớn chảy tràn làm dân làng bị lũ lụt sinh sống khó khăn, nên các Ông Nghè làng đã nắn dòng trị thủy từ ba cồn, bến vạc, đến chân núi ngọc sơn, làm thay đổi dòng chảy vào vùng đất của làng. Vì vậy làng Hoạch dần tách làm 2 làng là Thôn hoạch và Ngọc Hoạch hay làng Ngọc Sơn. Sau nay 2 làng anh em còn ăn chạ mãi đến năm khởi nghĩa năm 1945 “Chạ Ngọc Hoạch, Thuận Mỹ, Chạ Bốc, Chạ Đa Nẵm” là những làng (bản) có mối duyên nợ ân tình sâu nặng còn được dân làng truyền kể lại muôn đời cho con chấu nhớ và hiểu nguồn gốc của làng…

Làng Hoạch Thôn còn có đền thờ Đức Thánh Cả và Đức Thánh Hai. Đức thánh là hai vị tướng thời Lý - Trần, Diên tiền chỉ huy - Đại Đại Hồng Đô thái úy Thượng đẳng Thần Là Đức thánh cả - Người họ Tô Hiến Thành. Ngài Minh Linh Quang tướng Trung Đẳng Thần - là người làng Hoạch Thôn kết nghĩa huynh đệ. Các ngài tử trận kinh thành và được đưa về đường thủy qua bến sông Chu tại làng Ngò, đưa về thiên táng tại đền Nghè Voọc (Làng Hoạch Thôn bây giờ). Sắc phong của đền Nghè Voọc bị thất truyền, không còn nữa.

Làng Hoạch là vùng đất hiếu học. Nhất là vào nửa đầu của thế kỷ 18, thời Lê Trung Hưng, làng đỗ 7 Ông Nghề:

Ngyễn Đồng Lâm (1679) - Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân - Năm Ông 34 tuổi (1710) - niên hiêu Vĩnh Thịnh thứ 6 - Vua: Lê Dụ Tông
Trịnh Đồng Giai (1697) - Đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân - Năm 25 Tuổi - Khoa tân sửu - Hiệu Thái Bảo thứ 2 (1721) – Vua: Lê Dụ Tông
Dương Đình Tướng (Hương Cống - Thi hương - Khoa thi Ất Dậu) - Niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 1 (1705) - đời Vua Lê Dụ Tôn
Nguyễn Khanh, Đỗ Hương cống - Thi hương Năm Ất Mão - Niên hiệu Long Đức thứ 4 - Đời Vua Lê Thuần Tông
Nguyễn Khắc Thuận - Hương cống - Kỳ thi năm Ất Dậu - Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 (1765) đời Vua Lê Hiển Tông
Nguyễn Xuân Áng - Hương cống - Đời nhà Lê
Nguyễn Thời Trung- Hương cống - Thi hương năm Nhâm Ngọ - Niên hiệu Chính Hòa thứ 23 (1702) Đời Vua Lê Hy Tông.
Trong các cuộc chiến tranh giải Phóng đân tộc bảo vệ Tổ quốc làng, Làng hoạch Thôn có 2 gia đình ân nhân cách mạng, 16 liệt sĩ, 10 thương binh, 8 Bệnh binh, 2 chất độc da cam; bộ đội chống pháp 15 người; bộ đội chống Mỹ 47; bộ đội bảo vệ tổ quốc, chiến tranh biên giới 116. Người được tặng huân, huy chương, bằng khen qua hai cuộc kháng chiến và chiến tranh bảo vệ tổ quốc.

Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay Làng Hoạch luôn phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến. Nhân dân Làng Hoạch, luôn luôn phát huy sức mạnh của tình đoàn kết, tương thân tương ái, sát cánh vai kề, sống nhân hậu, thuỷ chung, gắn bó chặt chẽ giữa việc nước với việc làng.

Nhận rõ trách nhiệm và bổn phận của mỗi người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi  ngõ dân cư, trước sự hưng thịnh, đổi mới của làng, của nước, để giữ gìn và phát huy các thuần phong mỹ tục của quê hương, đề cao các chuẩn mực đạo đức và tập quán tốt đẹp của cha ông ta, trải bao đời đã dày công vun đắp xây dựng; xoá bỏ các hủ tục lạc hậu; phát triển các hình thức hoạt động văn hoá lành mạnh, xây dựng đời sống văn hoá, văn minh và tiến bộ xã hội; phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư”.

Vậy mỗi người dân phải biết “sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”, làm đúng, làm tốt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát triển về mọi mặt Kinh tế - Xã hội là góp phần thiết thực đưa thôn Hoạch Thôn tiến lên trên đường do Đảng, Bác Hồ khởi xướng và lãnh đạo “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh, gia đình hạnh phúc”

Bên cạnh những giá trị về kinh tế, mảnh đất Hoạch Thôn vẫn gìn giữ và phát huy được hội làng truyền thống. Hằng năm, ngày 10 tháng 2 âm lịch là dịp để tất cả bà con trong thôn tổ chức cúng Thành Hoàng làng, cùng nhìn lại 1 năm tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, giáo dục hoặc những vui buồn của năm vừa qua.

Có thể nói, trước bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cuộc cách mạng 4.0 trên toàn cầu, mảnh đất Hoạch Thôn đang thay da đổi thịt để bắt kịp với xu thế của thời đại và ngày càng đạt được nhiều thành công hơn nữa.

27-11-2022 08:10:31
Giới thiệu về làng Hoạch Thôn lang hoach thon
Mời bạn đăng nhập hoặc đăng ký để bình luận bài viết!
Các bài viết khác
27-11-2022 08:18:25
Làng Hoạch Thôn được chia thành 6 cụm dân cư: từ cụm dân cư số 1 đến cụm dân cư số 6 thuộc xã Định Tăng, huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa. Làng Hoạch Thôn xưa k...
27-11-2022 08:10:31
Làng Hoạch Thôn được chia thành 6 cụm dân cư: từ cụm dân cư số 1 đến cụm dân cư số 6 thuộc xã Định Tăng, huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa. Làng Hoạch Thôn xưa k...
e