Liên hệ | Sitemap | Đăng ký | Đăng nhập

Quy ước làng Hoạch Thôn

27-11-2022 16:10:05

Sau một thời gian chuẩn bị tháng 4 năm 2017 Làng Hoạch Thôn, xã Định Tăng, xin giới thiệu toàn bộ Bản quy ước Làng Hoạch Thôn để  tất cả mọi người dù ở quê hay ở xa có thể xem quy ước làng.

           

    UBND XÃ ĐỊNH TĂNG                                                                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    THÔN HOẠCH THÔN                                                                              Độc lập - Tự do - hạnh Phúc

Định Tăng, ngày 15 tháng 4 năm 2017

QUY ƯỚC
THÔN HOẠCH THÔN, XÃ ĐỊNH TĂNG, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA

LỜI NÓI ĐẦU

      Làng Hoạch Thôn được chia thành 6 cụm dân cư: từ cụm dân cư số 1 đến cụm dân cư số 6 thuộc xã Định Tăng, huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa. Làng Hoạch Thôn xưa kia còn gọi là làng Voọc hay bản Hoạch, bản Voọc. Là làng cổ có cách đây hàng ngàn năm, thuộc hệ thống tứ làng Bản của Bái Trại xã về phía mạn định thuộc tổng Trịnh xá, Phủ Thiệu Thiên, Chấn Thanh Hoa. Làng Hoạch xưa là vùng đất nằm trên thiền Tây Nam của dòng sông Mạn Định. Sông Mạn Định là sông chảy tràn chủ yếu của mùa lũ lụt từ sông Mã, địa phận xã Định Long, Định Hải qua Định Tường - Định Tăng về sông Càu Chày. Khi mùa mưa, sông Chu lớn nước cũng bị dâng ngược, là vùng đất trù phú. Đất địa linh nhân kiệt, gắn với tên tuổi của đại quan triều đình: Đại Đại Hồng Đô Thái Úy Thượng đẳng thần. Minh linh Quang Thượng Tướng Trung đẳng thần là các mạnh quan triều Lý - Trần. Các nhà khoa bảng (ông nghè) thế kỷ 18 Thời: Lê Sơ, Lê Trung Hưng. Làng Hoạch xưa có nhiều di tích cổ: Cây đa giếng nước, đình làng, có phủ thờ đức Thánh cả, đức Thánh hai vị tướng. Ban thờ nhà bà “thờ mẫu”, khuôn viên rộng hàng chục mẫu đất (Nghinh môn -Tam quan ngũ cửa), trên trống dưới chiêng... do chiến tranh đã mai mọt, thất truyền nhiều tích sử của làng.

      Danh giới, địa phận cổ xưa của làng Voọc, Vạc hay làng Hoạch Thôn (Theo Tên gọi Làng Hoạch) - Nghĩa hán là Cái Chảo, Cái vạc là vùng đất trũng, hội tự Thủy ngọc của các sông. Bên cạnh có một ngọn núi “Vạc” (theo Tài liệu Sở văn hóa Thanh Hóa phát hành - “Những nhà khoa bảng sứ thanh” - Nhà suất bản thanh Hóa - năm 2011) có dấu hiệu cho thấy mối liên quan giữa hai làng Vạc và làng Vọoc thuộc phần đất của huyên Yên Định. Thời Lê Trung Hưng ghi địa chỉ thông tin cho 7 Ông Nghè cách đây gần 300 thì Làng Hoạch và làng Ngọc Hoạch là một làng cỗ, xưa kia thuộc địa phận Bái Trại Xã –Tổng Trịnh –Yên Định Huyện. Địa giới của làng đến hết làng Ngọc Sơn là Làng Ngọc Hoạch (Thiệu Ngọc). Phần đất đến chân núi Mậu Sơn - đến làng Vạc - đến cây đa đồng bản. Địa danh làng thay đổi cách đây khoảng gần 300 năm, vào thời Lê Đình Kiên. Theo truyền thuyết kể lại: Vào đầu thế kỷ 18, làng Ngọc Hoạch có 7 vị đỗ Ông Nghè. Thời đấy, dòng sông Mạn Định và dòng Càu Chày lũ của hai sông lớn: sông Mã, sông Chu. Mỗi khi nước lớn chảy tràn làm dân làng bị lũ lụt sinh sống khó khăn, nên các Ông Nghè làng đã nắn dòng trị thủy từ ba cồn, bến vạc, đến chân núi ngọc sơn, làm thay đổi dòng chảy vào vùng đất của làng. Vì vậy làng Hoạch dần tách làm 2 làng là Thôn hoạch và Ngọc Hoạch hay làng Ngọc Sơn. Sau nay 2 làng anh em còn ăn chạ mãi đến năm khởi nghĩa năm 1945 “Chạ Ngọc Hoạch, Thuận Mỹ, Chạ Bốc, Chạ Đa Nẵm” là những làng (bản) có mối duyên nợ ân tình sâu nặng còn được dân làng truyền kể lại muôn đời cho con chấu nhớ và hiểu nguồn gốc của làng…

      Làng Hoạch Thôn còn có đền thờ Đức Thánh Cả và Đức Thánh Hai. Đức thánh là hai vị tướng thời Lý - Trần, Diên tiền chỉ huy - Đại Đại Hồng Đô thái úy Thượng đẳng Thần Là Đức thánh cả - Người họ Tô Hiến Thành. Ngài Minh Linh Quang tướng Trung Đẳng Thần - là người làng Hoạch Thôn kết nghĩa huynh đệ. Các ngài tử trận kinh thành và được đưa về đường thủy qua bến sông Chu tại làng Ngò, đưa về thiên táng tại đền Nghè Voọc (Làng Hoạch Thôn bây giờ). Sắc phong của đền Nghè Voọc bị thất truyền, không còn nữa.

- Làng Hoạch là vùng đất hiếu học. Nhất là vào nửa đầu của thế kỷ 18, thời Lê Trung Hưng, làng đỗ 7 Ông Nghề :
      + Ngyễn Đồng Lâm (1679) - Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân - Năm Ông 34 tuổi (1710) - niên hiêu Vĩnh Thịnh thứ 6 - Vua: Lê Dụ Tông
       + Trịnh Đồng Giai (1697) - Đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân - Năm 25 Tuổi - Khoa tân sửu - Hiệu Thái Bảo thứ 2 (1721) – Vua: Lê Dụ Tông
       + Dương Đình Tướng (Hương Cống - Thi hương - Khoa thi Ất Dậu) - Niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 1 (1705) - đời Vua Lê Dụ Tông
       + Nguyễn Khanh, Đỗ Hương cống - Thi hương Năm Ất Mão - Niên hiệu Long Đức thứ 4 - Đời Vua Lê Thuần Tông
       + Nguyễn Khắc Thuận - Hương cống - Kỳ thi năm Ất Dậu - Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 (1765) đời Vua Lê Hiển Tông
       + Nguyễn Xuân Áng - Hương cống - Đời nhà Lê
       + Nguyễn Thời Trung- Hương cống - Thi hương năm Nhâm Ngọ - Niên hiệu Chính Hòa thứ 23 (1702) Đời Vua Lê Hy Tông.

      Trong các cuộc chiến tranh giải Phóng đân tộc bảo vệ Tổ quốc làng, Làng hoạch Thôn có 2 gia đình ân nhân cách mạng, 16 liệt sĩ, 10 thương binh, 8 Bệnh binh, 2 chất độc da cam; bộ đội chống pháp 15 người; bộ đội chống Mỹ 47; bộ đội bảo vệ tổ quốc, chiến tranh biên giới 116. Người được tặng huân, huy chương, bằng khen qua hai cuộc kháng chiến và chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay Làng Hoạch luôn phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến. Nhân dân Làng Hoạch, luôn luôn phát huy sức mạnh của tình đoàn kết, tương thân tương ái, sát cánh vai kề, sống nhân hậu, thuỷ chung, gắn bó chặt chẽ giữa việc nước với việc làng.

      Nhận rõ trách nhiệm và bổn phận của mỗi người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi  ngõ dân cư, trước sự hưng thịnh, đổi mới của làng, của nước, để giữ gìn và phát huy các thuần phong mỹ tục của quê hương, đề cao các chuẩn mực đạo đức và tập quán tốt đẹp của cha ông ta, trải bao đời đã dày công vun đắp xây dựng; xoá bỏ các hủ tục lạc hậu; phát triển các hình thức hoạt động văn hoá lành mạnh, xây dựng đời sống văn hoá, văn minh và tiến bộ xã hội; phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư”.

      Vậy mỗi người dân phải biết “sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”, làm đúng, làm tốt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát triển về mọi mặt Kinh tế - Xã hội là góp phần thiết thực đưa thôn Hoạch Thôn tiến lên trên đường do Đảng, Bác Hồ khởi xướng và lãnh đạo “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh, gia đình hạnh phúc”
Để đạt được những mục tiêu tốt đẹp mà Làng mong muốn; Phấn đâu xây dựng thôn, xã trở thành một đơn vị nông thôn mới bền vững, giữ vững danh hiệu làng văn hoá. Nay làng Hoạch Thôn xây dựng bản Quy ước làng Hoạch Thôn để toàn thể nhân dân thực hiện.

      Quy ước làng Hoạch Thôn đã kế thừa Quy ước năm 2004 và truyền ước dân gian xưa của làng , đồng thời được điều chỉnh, bổ sung những vấn đề mới nảy sinh, phù hợp với thời kỳ xây dựng nông thôn mới, đất nước hội nhập kinh tế quốc tế. Công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

     Quy ước này quy định về các chuẩn mực xử sự của các hộ gia đình, cá nhân trong làng như: về  nếp sống văn hóa, quy định về việc cưới, việc tang, việc lễ, hội, về phát triển kinh tế - xã hội, quy định về an ninh, trật tự, quy định về bảo vệ các công trình công cộng, vệ sinh môi trường

Điều 2. Đối tượng áp dụng

     Các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn làng hoạch thôn không phân biệt giới tính, dân tộc, độ tuổi, trình độ chính trị, văn hoá, tôn giáo, hộ khẩu thường trú hay tạm trú đều được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Đồng thời phải chấp hành tốt các điều khoản trong bản Quy ước này.

Chương II
LỄ  NGHI TRUYỀN THỐNG VÀ THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, LỄ HỘ

Điều 3: Các quy định về lễ hội truyền thống, phong tục tập quán

      1. Thực hiện chính sách tôn giáo của Chính phủ, mọi người trong làng đều có quyền tự do tín ngưỡng, được thờ cúng, tế lễ trong gia đình, miếu, chùa, đền của làng theo đúng thể lệ, quy định. Theo tính chất và nội dung thờ tự từ xưa. Nơi thờ tự nên giữ gìn, không tự ý thay đổi. Nếu được dân làng nhất trí, chính quyền đồng ý cho phép, các cơ quan văn hoá và tổ chức tôn giáo chuẩn y thì mới được thay đổi. Các di tích được thực hiện đúng “Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh”.

      2. Việc thờ cúng thể hiện sự trang nghiêm, thành kính, tránh lãng phí phô trương, ăn uống tốn kém làm phương hại sự đoàn kết, ảnh hướng xấu đến uy tín, giảm lòng tin của nhân dân và khách thập phương. Mọi người đến nơi thờ cúng quần áo chỉnh tề, không dung tục, không gian dối, không lợi dụng nơi công cộng để tuyên truyền ảnh hưởng cá nhân, gây bè kéo cánh, nói xấu người khác hoặc làm phương hại đến công việc của địa phương và Nhà nước.

     3. Người trong làng cũng như khách thập phương đến lễ bái không được hành nghề mê tín dị đoan, đồng bóng. Mọi người nên thực hiện giữ gìn vệ sinh công cộng.

     4. Người đang có đại tang thì tạm hoãn việc ra đình thờ, nếu đang đảm nhiệm công việc của làng thì cử người khác thay thế. Ra đình chung, tổ chức họp làng, mọi người nên có ý thức tôn trọng các cụ cao tuổi, chọn chỗ ngồi thích hợp với lứa tuổi, biết nhường chỗ thuận lợi và trân trọng khách của làng, tôn trọng nội quy của dân làng.

     5. Hội làng không nhất thiết năm nào cũng tổ chức. Năm nào mở hội thì tuỳ tình hình cụ thể về nội dung và tính chất mà quyết định số ngày nhưng không quá 3 ngày và được sự đồng ý, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Hội làng đảm bảo vui tươi, đoàn kết, tiết kiệm, phát huy được truyền thống, an toàn, không gây cản trở cho sản xuất và các hoạt động xã hội khác.

     6. Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo, chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức.

     7. Tham gia hội làng là vinh dự và trách nhiệm của toàn thể các thành viên trong làng, do đó không ai được từ chối, thoái thác khi được phân công công việc và làm tận tâm, tận lực với công việc.

     8. Ngày chạp mộ và ăn họ thì tuỳ từng họ quy định. Riêng ăn liên hoan  ngõ theo truyền thống để bà con xóm giềng gặp gỡ vui ngày hội làng, đầu xuân, cùng nhau góp ý kiến xây dựng xóm làng, nhắc nhở nhau thực hiện quy ước mỗi năm tổ chức vào một trong hai ngày mồng 9 hoặc mồng 10 tháng hai, mừng ngày hội làng.

     9. Làng thành lập ban quản lý di tích di sản văn hóa của làng. Lập quỹ xã hội hóa nguồn vốn để tôn tạo di tích văn vóa làng - Trưởng làng văn hóa là Trưởng ban - Đại diện MT Thôn, hội người CT, dòng họ, các nghành tham gia.

Điều 4. Các lễ tiết chính của thôn 

     1. Ngày 30 (29) Tết Nguyên Đán hàng năm, làng cúng tất niên tại đền thờ Thành Hoàng, đón giao thừa tại đình chung - Do Trưởng làng và ban mặt trận thôn tổ chức - mời toàn thể dân làng đế dự.

    2. Ngày 4 tháng giêng hàng năm. Tổ chức mừng thọ người cao tuổi - Do hội NCT tổ chức - Mời MTT và toàn thể dân làng tới dự.

     3. Ngày 10 Tháng 2 âm hàng năm Là ngày lễ hội làng - Thành lập ban tổ chức lễ hội - Trưởng làng là Trưởng ban - Thời gian tổ chức nhiều nhất không quá 3 ngày.

     4. Ngày 23 tháng chạp là ngày kị thần Hoàng làng, Tết Thanh Minh tảo mộ. Rằm tháng 7 - lễ vu lan - Trưởng làng BMT thôn Tổ chức dâng hương đền.  Các lễ động thổ, tôn tạo, khánh thành... các di tích của làng tùy từng công việc bàn thống nhất với dân làng.

Điều 5: Về việc cưới

     1. Tổ chức việc cưới đảm bảo theo đúng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình như:

     a) Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Trước khi tổ chức lễ cưới, đôi nam nữ đến Uỷ ban nhân dân xã làm thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng quy định;

     b) Không tổ chức cưới tảo hôn hoặc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng;

     c) Không ép buộc, gả bán hoặc khôi phục những thủ tục lạc hậu;

     2. Tổ chức đám cưới trang trọng, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá của thôn và hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, tránh phô trương hình thức, gây lãng phí, cỗ bàn hợp vệ sinh;

     3. Trong đám cưới: Không uống rượu say; không được sử dụng các thiết bị âm thanh gây tiếng ồn vượt quá mức quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến xung quanh và trật tự công cộng; không được mở loa đài, băng đĩa nhạc sau 22h00 và trước 6h00 sáng.

Điều 6: Về việc tang (việc hiếu)


     1. Khi có người qua đời, Người thân của gia đình có người qua đời phải thông báo với Trưởng Thôn, Trưởng Thôn thông báo cho nhân dân trong thôn biết bằng thông tin truyền thanh. Sau tang lễ, gia đình có trách nhiệm đến UBND xã để làm thủ tục khai tử. Khi nhận được thông báo các hộ gia đình làng bố trí người đến chia buồn, giúp đỡ gia đình có người qua đời, chuẩn bị mọi thứ cho tang lễ. Khuyến khích thực hiện hình thức hỏa táng.

     2. Việc tổ chức tang lễ chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm phù hợp với nếp sống văn hóa trong việc tang.

     a) Khi tổ chức tang lễ không nên mời cỗ đối với khách, dân làng mà chỉ tổ chức cơm, gọn nhẹ trong gia đình.

     b) Không để thi hài người quá cố quá 36 giờ. Trường hợp chết do bệnh dịch lây nhiễm nguy hiểm thì tổ chức an táng  ngay theo quy định của Bộ Y tế. Nếu hộ nào vi phạm thì lập biên bản đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết. 

     c) Không sử dụng kèn trống, nhạc tang sau 22h00 và trước 6h00 sáng. Không nên đốt rải vàng mã, tiền âm phủ khi đưa tang trên đường đi, tránh ô nhiễm môi trường.

     d) Các tuần tiết trong việc tang như cúng 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu và cải táng chỉ tổ chức trong nội bộ gia đình.

     e) Thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang nhân dân, Như sang cát Ván phải lấy lên cùng các phế thải bỏ vào hố qui định, tẩm xăng, dầu, củi để đốt. Bỏ lót cát khi táng.

     - Khi xây Mới ở khu mộ tròn phải làm giấy báo báo cáo xin đất trước ít nhất 1 tháng để tập thể xét cấp.

     3. Đối với những người không có hộ khẩu thường trú tại địa phương, khi qua đời gia đình có nguyện vọng tổ chức lễ tang và an táng tại địa phương thì thân nhân phải báo cáo cho Trưởng Thôn và xin phép Uỷ ban nhân dân xã và chấp hành đầy đủ các quy định về tang lễ cũng như tập quán của nhân dân địa phương.

     4. Không được thả trâu bò, bê nghé, dê cừu vào khu mộ tròn mộ dài của làng, tránh làm hư hại mô xây, ảnh hưỡng tín ngưỡng tâm linh.

Điều 7: Về tổ chức ngày lễ, tết, giỗ, ngày mừng thọ…

     1. Trong các dịp ngày lễ, tết, giỗ, ngày hội, ngày mừng thọ… là dịp hội tụ con cháu gần, xa về quê hương. Các gia đình, dòng họ cần thông qua dịp này để nhắc nhở, dạy bảo con cháu nhớ về cội nguồn, tình cảm, trách nhiệm với gia đình, quê hương, thôn, xóm. Biểu dương khuyến khích những việc làm tốt, phê bình những biểu hiện tiêu cực.

     -  Việc tổ chức ngày lễ, tết, giỗ, … nên gọn nhẹ, không phô trương,  không kéo dài thời gian.

     - Các gia đình có ông, bà, cha, mẹ đến tuổi mừng thọ (từ 70 tuổi trở lên các năm chẳn chục lẽ 5) thì báo cáo với Chi hội người cao tuổi để xắp xếp tổ chức mừng thọ cho các  cụ vào dịp đầu xuân, để thể hiện lòng tôn kính và hiếu thảo của con cháu đối với người cao tuổi trong gia đình. 

Điều 8. Phòng chống hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong sinh hoạt văn hóa tâm linh

     Các sinh hoạt văn hoá tâm linh, tổ chức hiếu, hỷ, thờ cúng tổ chức phù hợp với phong tục tập quán, đảm bảo phát huy truyền thống văn hoá. Trường hợp gia đình có người ốm đau phải đưa đi chữa trị tại các cơ sở y tế.

     Không lợi dụng các sinh hoạt văn hoá tâm linh để hoạt động mê tín dị đoan như xem số, xem bói, gọi hồn, yểm bùa, trừ tà, phù phép chữa bệnh.

Chương III
VỀ NẾP SỐNG VĂN HOÁ, QUAN HỆ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

Điều 9. Xây dựng nếp sống văn hoá

     1. Mọi người trong thôn nên tôn trọng sự lănh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng, sự quản lý của trưởng thôn, trưởng làng, ngõ trưởng dân cư tự quản, tham gia sinh hoạt các tổ chức, đoàn thể phù hợp với độ tuổi và điều kiện của mỗi người.

     a) Chấp hành tốt quy định sinh hoạt của thôn, ngõ dân cư. Chủ hộ tham gia họp, nếu bận thì cử người trong gia đình đi thay (người đi họp thay từ 18 tuổi trở lên, không mang theo trẻ em). Trường hợp không đi họp, gia đình nên hỏi nội dung cuộc họp và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của cuộc họp.

     b) Hàng năm các hộ gia đình, cá nhân phải đóng góp các khoản quỹ của thôn, cụm đầy đủ (trừ các đối tượng thuộc diện miễn, hoãn theo quy định hoặc thôn xét miễn).

 2. Luôn giữ gìn mối quan hệ láng giềng thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, lúc khó khăn hoạn nạn, tôn trọng quyền lợi cuộc sống riêng của mỗi gia đình, giải quyết tốt các mâu thuẫn và quyền lợi trong thôn, ngõ với ý thức xây dựng tình làng nghĩa xóm chân thành, thẳng thắn, tế nhị, trung thực, dân chủ và bình đẳng.

     Quan tâm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

 Điều 10: Xây dựng gia đình văn hoá

      1. Các thành viên trong gia đình biết tôn trọng, thương yêu nhau. Mỗi thành viên nên biết hướng thiện, biết cảm thông và sống vị tha, cư xử đúng với vị trí của mình, có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Giáo dục nề nếp gia phong, dòng họ có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá, truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ. Tự hoà giải các mâu thuẫn, xích mích trong gia đình, tránh làm liên lụy đến cộng đồng, thôn, ngõ.

       2. Vợ, chồng sống chung thuỷ, hoà thuận, bình đẳng, tôn trọng, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong mọi công việc. Có trách nhiệm nuôi dạy con cái và tạo điều kiện cho con cái phát triển cả về mặt thể lực và trí lực, chịu trách nhiệm đối với hành vi của con cái khi con cái chưa đến tuổi thành niên. Cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

       3. Con cháu hiếu thảo, kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ.

       4. Ông, bà sống gương mẫu, chăm lo, dạy bảo con, cháu trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.

       5. Đoàn kết xóm giềng, tham gia các hoạt động hoà giải, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất, khi khó khăn, hoạn nạn, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện ở cộng đồng.

       6. Xây dựng kinh tế gia đình ổn định, tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm, có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên.

 Điều 11: Dân số - Kế hoạch hoá gia đình

    1. Mỗi cặp vợ, chồng nên có 1 hoặc 2 con, không sinh con thứ 3. Khoảng cách giữa hai lần sinh nên từ 3 năm đến 5 năm. Độ tuổi sinh đẻ nên từ 22 tuổi đến 35 tuổi.
Trường hợp vợ, chồng hoặc cả hai vợ, chồng trước khi lấy nhau đã có con riêng nếu thống nhất sinh thêm con ,chỉ nên sinh 1 con (trừ trường hợp sinh đôi, sinh ba…).

    2. Mỗi cặp vợ, chồng chủ động, tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai để thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

Điều 12: Giáo dục, chăm sóc bà mẹ và trẻ em

    1. Người mẹ trong thời kỳ mang thai cần đi khám thai ít nhất 3 lần, được tiêm phòng uốn ván và uống viên sắt đầy đủ. Khi sinh con nên đến cơ sở y tế.

    2. Trẻ em được tiêm chủng đầy đủ, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhất trong khả năng của mỗi gia đình để trẻ em không bị suy dinh dưỡng.

    3. Các hộ gia đình có con, em đến tuổi đi học, trong độ tuổi đi học nên tạo điều kiện để con, em đến trường học tập. Không được để con, em bỏ học giữa chừng. Ông, bà, cha, mẹ có trách nhiệm cùng nhà trường theo dõi, dạy dỗ con cháu học tập, rèn luyện đạt kết quả cao. Nếu con, em có khuyết điểm gia đình chịu trách nhiệm dạy bảo để sửa chữa ngay.

    4. Các hộ gia đình không được vi phạm quyền trẻ em là vi phạm pháp luật. Không để trẻ em bị lạm dụng tình dục, trẻ em tham gia lao động nặng nhọc, độc hại và bị ảnh hưởng các tệ nạn xã hội khác.

    5. Các dòng họ nên thành lập Quỹ khuyến học để động viên con cháu đạt được kết quả cao trong học tập, động viên mọi gia đình tham gia hội viên gia đình hiếu học.

 Điều 13. Phát triển văn hoá văn nghệ, thông tin, thể dục, thể thao

     1. Các hộ gia đình nên tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình được xem các buổi diễn văn nghệ, diễn đàn, đọc sách báo, nghe đài phát thanh, theo dõi truyền hình, tham gia sinh hoạt văn hoá, thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi của mình để rèn luyện sức khoẻ, tìm hiểu thế giới, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

     2. Hàng năm vào dịp đầu xuân thôn, ngõ tổ chức các cuộc vui chơi, giải trí, thi văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp với phong tục tập quán và điều kiện thực tế như:

     a) Tổ chức ca hát mừng Đảng, mừng xuân, mừng quê hương, đất nước đổi mới, phát triển;

     b) Tổ chức các trò chơi vui khỏe, có ích, lành mạnh phù hợp với từng lứa tuổi.

     3. Nhân dân trong thôn, cụm có trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

     4. Khuyến khích mọi người trong thôn,ngõ tham gia các cuộc thi đấu thể dục, thể thao do xã, cấp trên phát động tổ chức .  

     5. Không được buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng các loại văn hoá phẩm đồi trụy và kích động bạo lực. Không sử dụng loa với công suất lớn làm ảnh hưởng đến các hộ gia đình xung quanh. Các hàng quán hoạt động về đêm không làm ảnh hưởng đến hàng xóm.


Chương IV
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CƠ SỞ HẠ TẦNG

Điều 14: Về phát triển kinh tế

     1. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống là quyền và trách nhiệm của mỗi người. Mọi người trong thôn, cụm có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, giúp nhau vay vốn giải quyết việc làm, truyền đạt kinh nghiệm tăng năng suất và chất lượng trong sản xuất và kinh doanh.

     2. Tổ chức tốt cuộc vận động toàn dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả, đúng mục đích; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây con có năng suất cao theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo công ăn việc làm để tăng thêm thu nhập cho người dân. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình, cá nhân gắn với việc bảo vệ sản xuất kinh doanh và không làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của người khác.

    3. Khuyến khích mọi người, mọi nhà làm giàu chính đáng, mở mang ngành nghề, dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm... hoặc các hình thức làm kinh tế khác nhưng có biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và chịu sự quản lý của chính quyền địa phương.

     4. Không được sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng các loại hàng cấm, hàng lậu, hàng giả theo quy định của pháp luật.

 Điều 15: Về xây dựng cơ sở hạ tầng

    1. Khi xây dựng cơ sở hạ tầng của thôn (đường giao thông, nhà văn hóa,tôn tạo các di tích…) thì tiến hành các bước theo đúng quy hoạch, trình tự của quy chế dân chủ ở cơ sở. Nếu số người được triệu tập họp không đủ theo quy định thì thôn, cụm tiến hành phát phiếu tới từng hộ để lấy ý kiến, nếu đa số tán thành thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới được thông qua và mọi người phải chấp hành.

    2. Các khoản đóng góp xây dựng các công trình công cộng, xây dựng cơ sở vật chất chung của thôn, được bàn bạc thống nhất trong thôn, thông qua cuộc họp của toàn thể nhân dân và được đa số các hộ gia đình, cá nhân nhất trí, đồng thời nghiệm túc tuân thủ, đóng góp kịp thời, tránh không thực hiện làm ảnh hưởng đến kế hoạch xây dựng công trình hoặc chương trình chung của làng 

Chương V
VỀ AN NINH TRẬT TỰ


 Điều 16. Việc đăng ký hộ tịch, hộ khẩu

    1. Về đăng ký hộ tịch

     a) Các trường hợp khai sinh, khai tử, kết hôn, nuôi con nuôi, nhận cha, mẹ, con đến đăng ký tại UBND xã theo quy định của

pháp luật về hộ tịch.

     b) Trẻ em khi sinh ra nên làm thủ tục đăng ký khai sinh trong vòng 60 ngày.

     c) Việc kết hôn nên được đăng ký trước khi hai bên gia đình nam, nữ tổ chức đám cưới hoặc trước khi hai bên nam, nữ chung sống với nhau.

     d) Việc giám hộ được đăng ký sau khi nhận giám hộ.

     đ) Việc nhận cha, mẹ, con được đăng ký trước khi cha, mẹ, con về chung sống với nhau.

     2. Về đăng ký hộ khẩu

     a) Sau khi đăng ký hộ tịch nên thực hiện đăng ký hộ khẩu ngay trong các trường hợp sau:

     - Trẻ em sau khi đăng ký khai sinh;
     - Đăng ký nhập khẩu trong trường hợp vợ hoặc chồng về sống chung với nhau;
     - Con nuôi về sống chung với cha mẹ nuôi; con về ở với cha, mẹ hoặc cha, mẹ về ở với con;
     - Đối với trường hợp khai tử đến UBND xã làm thủ tục theo quy định của pháp luật.

     b) Khi có người chuyển đến cư trú lâu dài, công dân của thôn đi làm ăn xa hoặc có việc cần đi xa dài ngày thì thực hiện đúng luật cư trú.

    c) Hộ gia đình có người lạ lưu trú qua đêm phải báo với tổ an ninh,công an viên,công an viên tổng hợp báo cáo trưởng thôn hàng tuần, nếu không báo, khi có vụ việc đáng tiếc xảy ra .hộ có người lưu trú phải chịu trách nhiệm trước thôn, ngõ và trước pháp luật.

Điều 17: Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

     1. Tất cả mọi người có trách nhiệm xây dựng và giữ gìn an ninh trật tự trong thôn xóm. Không phát ngôn trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của thôn, xã.

     2. Mọi cá nhân không được có các hành vi làm hư hại công trình công cộng. Không được kích động gây chiến tranh tâm lý, gây rối trật tự, làm mất đoàn kết, gây gổ hằn thù, đánh chửi nhau. Không tàng trữ, mua bán, sử dụng vũ khí, hung khí, chất nổ. Không dùng chất nổ, xung điện, kích điện để đánh cá. Không đánh bạc, chứa bạc dưới mọi hình thức. Có ý thức đấu tranh phòng và chống các tệ nạn trộm cắp, rượu chè bê tha, hút trích ma tuý, mại dâm, truyền bá, kích động văn hoá phẩm đồi trụy.

     3. Khi phát hiện kẻ gian, kẻ gây rối, những người có hành vi vi phạm pháp luật thì báo ngay cho, Công an viên và mọi công dân nên có trách nhiệm cùng truy bắt kẻ gian.

    a) Những người vi phạm pháp luật dưới 16 tuổi nếu gây thiệt hại, thì cha mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu người trên 16 tuổi thì xử lý theo pháp luật.

     b) Mọi người, mọi nhà tự bảo vệ tài sản riêng của mình. Ban đêm hoặc khi đi vắng nên đóng cổng, khoá cửa đề phòng kẻ gian.

     c) Mọi hoạt động ban đêm sau 22h00 không được gây ồn ào ảnh hưởng đến người khác.

    4. Mọi tranh chấp về quyền lợi, mâu thuẫn cá nhân nếu nội bộ gia đình dòng họ, thi hòa nội bộ gia đình dòng họ nếu không được thì có đơn đề nghi đoàn thể mình sinh hoạt Hoạch Thôn Làng hoà giải ở thôn. Đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo, không được gửi vượt cấp khi cấp cơ sở chưa giải quyết hoặc giải quyết chưa xong; không lôi kéo để khiếu kiện vượt cấp, đông người.
 Điều 18. Phòng cháy, chữa cháy

    Mọi người, mọi nhà đều nêu cao ý thức phòng cháy, chữa cháy. Không để cho trẻ em chơi, nghịch lửa. Khi xảy ra hoả hoạn các gia đình, cá nhân cùng nhau cứu hoả.Hiệu lệnh băng loa, kẻng, trống...

 Điều 19: Dùng điện

    1. Các hộ dùng điện nên sử dụng thiết bị điện bảo đảm an toàn cho người. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của ngành điện về an toàn sử dụng điện. Không thả diều, đá bóng… gần hoặc dưới đường dây điện.

     2. Cột bắc dây điện phải cao từ 4m đến 5m, chôn vững chắc, không nên dùng dây trần.

Chương VI
VỀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG, VỆ SINH, MÔI TRƯỜNG

Điều 20. Về bảo vệ các công trình công cộng

    1. Mọi người trong thôn nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ các công trình công cộng của thôn như: Trường học, nhà văn hoá, đường giao thông, di tích lịch sử, văn hoá, đường dây tải điện, hệ thống truyền thanh, hệ thống tiêu thoát nước và các công trình khác.

    2. Các công trình và tài sản phúc lợi tập thể, các trục đường giao thông, mương máng, không ai được sửa đổi lấn chiếm, không được để máy tuốt lúa trên đường giao thông. Không được viết, vẽ bậy, bôi bẩn lên tường nhà, tường bao và những nơi công cộng khác. Ai vi phạm thì bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và lập biên bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo qui định của pháp luật.

   3. Không được ngăn mương máng để thả vịt, ngan, ngỗng hoặc ngâm vật liệu. Ai vi phạm buộc phải tháo dỡ và khôi phục lại tình trạng ban đầu.Ngoài đồng không đươc tự động cuốc phát bờ, trồng cấy, đổ phân, vật  liệu ,rau màu lên ... Đường mương nội đồng.

    4. Khi xây dựng các công trình: Nhà ở, tường bao... không được lấn chiếm đất công, đảm bảo khoảng cách không gian, đảm bảo an toàn cho công trình tập thể, nhân dân.

    5. Không đào, phá và lấy đất gần đường trục, cầu cống để bảo vệ đường giao thông trong thôn và các tuyến đường chung trên địa bàn thôn, cụm; không để các loại vật liệu trên đường làm cản trở giao thông đi lại và ảnh hưởng đến mỹ quan. Các hộ xây công trình gia đình vận chuyển vật liệu bằng xe có trọng tải phù hợp đẻ không bị hư hõng đường, mương tiêu, cống nếu hư hõng phải: làm bồi thường lại ngay.

Điều 21: Giữ gìn vệ sinh, môi trường

   1. Mọi gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường. Các hộ gia đình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt không được vứt các loại bao bì, rác phế thải, không được để các loại nước thải chưa qua xử lý ra nơi công cộng, không đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường.

    2. Các hộ gia đình ở trên địa bàn thôn, ngõ nên có công trình vệ sinh sạch sẽ, kín đáo. Giếng, bể nước, nhà tắm… hợp vệ sinh. Các xác chết động vật nên được chôn lấp cẩn thận. Không vứt bừa bãi trên nguồn nước làm ô nhiễm môi trường.

    3. Các hộ gia đình, cá nhân nên dùng nước hợp vệ sinh để sinh hoạt.

    4. Rác thải công nghiệp, sinh hoạt...Theo quy đinh của thôn. Các hộ phải bỏ vào bao, túi bóng để đúng nơi quy định,tiện cho đội thu gom lấy trở hàng tuần. trong năm mỗi tháng làng phát động vệ sinh một lần. Mỗi hộ tham ra ít nhất 1 người làm vệ sinh công cộng. Nếu không tham gia hộ phải đóng bằng tiền đẻ chi vào vận chuyển rác thải hoạc sử lý vệ sinh kkhi tập thể thống nhất. Mức đóng hàng năm của hộ không tham ra vệ sinh công cộng thôn bàn cụ thể (Chỉ Miên cho họ được tập thể thống nhất).

   5. Các hộ chăn nuôi không cột trâu bò ra đường ngõ, không thả giông lơn  ra đường, không thải phân, nước giải chăn nuôi ra rảnh đường, đường công công. Phát động từng bước các hộ xây dựng công trình ba sạch hợp vệ sinh.

Điều 22: Công tác phòng, chống dịch bệnh

    1. Mọi người nêu cao ý thức giữ gìn sức khoẻ cho mình và những người thân, nên thực hiện ăn chín, uống sôi, nằm màn và tiêm phòng đúng định kỳ theo quy định của cơ sở y tế để phòng chống dịch bệnh. Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, phát quang bờ, bụi, quét dọn đường giao thông vào sáng thứ bảy hàng tuần.

    2. Mọi gia đình có trách nhiệm chấp hành tốt các quy định của Pháp lệnh thú y như:

    a) Tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, gia cầm. Tim phong chó giại

    b) Thực hiện các biện pháp (phòng là chính) để không phát sinh và lây lan dịch bệnh.

    3. Đối với gia súc, gia cầm bị bệnh, bị dịch không được buôn bán, vận chuyển, giết mổ. Khi phát hiện bị bệnh dịch thì báo cáo với Thú y xem sét kết luận tình trạng bênh dịch, để tổ chức điều trị khoanh vùng dịch hoạc tiêu huỷ tránh lây lan dịch bệnh.

Điều 23: Về chăn, thả gia súc, gia cầm

    Các hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi gia súc, gia cầm được tập thể khuyến kích phát triển nhưng không gây ảnh hưởng đến cây trồng, hoa màu của người khác, không được thả giông gia súc ngoài đường ngõ, ngoài đồng hoa mầu. Không chăn giắt leo trâu bò, bê, nghé, dê cừu hoạc thả gia cầm thủy cầm phá hoa màu,


Chương VII
VỀ KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM QUY ƯỚC


 Điều 24: Về khen thưởng

    Hộ gia đình, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện Quy ước của làng được ghi nhận công lao, thành tích vào sổ vàng truyền thống; được nêu gương người tốt, việc tốt trên hệ thống loa truyền thanh hoặc tại các hội nghị toàn thôn, làng, ngõ dân cư, được bình xét công nhận gia đình văn hoá; được công nhận các hình thức khen thưởng khác do cộng đồng tự thoả thuận; được đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

Điều 25: Về xử lý vi phạm Quy ước

Hộ gia đình, cá nhân nào vi phạm các điều khoản trong Quy ước của làng tuỳ theo mức độ mà xử lý bằng các hình thức sau đây:

    1. Vi phạm lần đầu và lỗi nhẹ được phê bình, nhắc nhở trước cuộc họp toàn thể nhân dân của làng;

    2. Vi phạm từ lần thứ hai trở lên, trên cơ sở thảo luận thống nhất trong tập thể cộng đồng thì đưa ra kiểm điểm tại tổ chức, đoàn thể mà người đó đang sinh hoạt, đưa ra kiểm điểm trước hội nghị nhân dân; không được bình xét công nhận “gia đình văn hoá” (nếu là hộ gia đình). Thông báo lên loa truyền thanh của làng.

    3.Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các qui định của quy ước làng; trên cơ sở thảo luận thống nhất của tập thể cộng đồng, có thể buộc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ trong phạm vi cộng đồng hoặc biện pháp sử phạt phù hợp theo quy định.

   4. Đối với người từ địa ban khác mà vi phạm hương ước làng thi sử lý như như dân trong làng. Nếu cố tình không chấp hành thì đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền x

27-11-2022 16:10:05
Quy ước làng Hoạch Thôn
Mời bạn đăng nhập hoặc đăng ký để bình luận bài viết!
Các bài viết khác
27-11-2022 16:10:05
Sau một thời gian chuẩn bị tháng 4 năm 2017 Làng Hoạch Thôn, xã Định Tăng, xin giới thiệu toàn bộ Bản quy ước Làng Hoạch Thôn để  tất cả mọi người dù ở quê ha...
e